Bỏ học đại học, câu chuyện không chỉ riêng của sinh viên Việt Nam

Ngày nay, chắc hẳn các bạn đã không còn quá xa lạ với việc sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học với những tấm bằng cấp cao, thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp hàng lọt nữa rồi. Nó đã trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội, khiến nhiều bạn sinh viên, học sinh đang theo học cũng như chuẩn bị bước vào đại học luôn lo lắng trong lòng. Cứ nghĩ thực trạng đó chỉ có ở Việt Nam chúng ta nhưng thực tế nhiều nước trên thế giới cũng xảy ra những vấn đề tương tự như vậy.

Chọn lựa học nghề thay vì đại học, cao đẳng ở Việt Nam

Hiện nay đang có rất nhiều bạn trẻ chọn lựa việc học nghề thay vì thi vào các trường đại học, cao đẳng vì tâm lý sợ bị thất nghiệp sau khi ra trường. Thậm chí ở một vài trường đại học, cao đẳng còn có tình trạng các bạn sinh viên năm 2, năm 3 bỏ học để theo học nghề. Đứng trước tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường nhiều bạn sinh viên nghĩ rằng bản thân không có khả năng cạnh tranh sau khi ra trường thường quyết định chuyến hướng ngay khi còn trên ghế nhà trường.


Đúng vậy với tình trạng xã hội Việt Nam đang dần "thừa thầy - thiếu thợ" như hiện nay thì việc học nghề có thể là một quyết định đúng đắn. Nắm vững một nghề có thể đảm bảo cho các bạn có được công việc làm ổn định và có nhiều cơ hội hơn để phát triển tương lai sự nghiệp cho bản thân. Hàng năm các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh với số lượng rất đông học viên lên đến 2000 - 3000 học viên mỗi năm. Số học viên ra trường mỗi năm cũng tương tự như vậy nhưng nhu cầu tuyển dụng ở bậc đại học, cao đẳng lại không cao. Nguyên nhân là do các em sau khi tốt nghiệp ra trường thường không có kỹ năng làm việc và phải mất một khoảng thời gian để đào tạo lại tại doanh nghiệp. 

Trong khi đó nhu cầu tuyển dụng ở các bậc cao đẳng, trung cấp nghề lại cực kỳ cao và được ưu tiên hơn rất nhiều. Do đào tạo tập trung vào việc phát triển kỹ năng làm việc và thực hành nên hầu hết cac em sau khi ra trường có thể bắt đầu công việc ngay. Nhiều em chọn lựa việc học các lớp nghề ngắn hạn rồi bắt đầu đi làm việc ngay. Điều này giúp các em tích lũy được một lượng kiến thức thực tế rất nhanh trong quá trình làm việc. Các em hoàn toàn có thể học lên cao hơn sau khi làm một khoản thời gian. 

Câu chuyện đại học, học nghề trên thế giới.

Việc các sinh viên bỏ học để theo đuổi nghề mà mình yêu thích hay ngành nghề có thể giúp các em phát triển bản thân không chỉ có riêng ở Việt Nam chúng ta mà còn rất phổ biến trên thế giới.


Jang Dong Hae là một sinh viên đại học ngành tài chính tại Hàn Quốc đã quyết định bỏ dở việc học đại học để theo đuổi ngành điều dưỡng. Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Châu Á và có nhiều nét văn hóa khá giống với Việt Nam chúng ta. Đặc biệt ở Hàn Quốc họ rất coi trọng tấm bằng đại học. Việc Jang Dong Hae bỏ dở việc học đại học, khiến em bị chỉ trích rất nhiều từ phía gia đình. Những trường hợp như vậy không quá hiếm ở Hàn Quốc nguyên nhân cũng một phần là do tỉ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc cũng khá cao. Nhiều sinh viên Hàn Quốc phải lâm vào cảnh thất nghiệp dài hạn sau khi ra trường. Theo nhiều thống kê cho thấy tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên Hàn Quốc lên đến 70%. Điều này có thể cho chúng ta thấy việc đại học không thể đảm bảo chắc chắn cho chúng ta cơ hội việc làm hay một tương lai tươi sáng sau khi ra trường.

Câu chuyện bỏ học đại học và trở thành tỉ phú của Bill Gate.

Nhắc tới Bill Gate hẳn chúng ta không ai còn quá xa lạ nữa rồi phải không. Ông chính là một trong những người có tài sản lớn nhất thế giới. Từ nhỏ ông đã rất đam mê về công nghệ nhưng gia đình lại muốn ông theo đuổi ngành luật và trở thành một luật sư. Năm 1973 ông đã thi đậu vào trường đại học Harvard một trong những trường đại học lớn nhất thế giới theo đúng nguyện vọng của gia đình. Nhưng thay vì đến trường để học về luật ông lại dành phần lớn thời gian của mình trong thư viện trường của mình để nguyên cứu về máy tính.


Một năm sau đó ông đã cùng người bạn thân của mình là Paul Allen quyết định thôi học và làm bắt đầu làm việc cho MITS. Việc bỏ học tại Harvard của Bill Gate đã khiến cho bố mẹ của ông vô cùng thất vọng. Nhiều người thân trong gia đình còn chỉ trích thậm tệ ông. Đại học Harvard có thể nói là ước mơ của rất nhiều người, thậm chí nó còn quá xa với. Nhiều người đã vất vả để có thể vượt qua những kỳ thi để có thể đặt chân vào đó nhưng Bill Gate đã quyết định từ bỏ để theo đuổi đam mê.

Nhiều người cho rằng ông đã có một quyết định sai lầm và sẽ chẳng bao giờ thành công trong xã hội. Nhưng ông đã chứng minh rằng mình đúng với việc thành công cùng Microsoft. Ông đã có sự nghiệp đồ sộ một công ty lớn mang tầm quốc tế. Ông đã từng nói "tôi sẽ trở thành một triệu phú năm tôi 30 tuổi". Nhưng thực tế năm ông 31 tuổi ông đã trở thành một tỉ phú có số tài sản sở hữu gần như lớn nhất thế giới.

Đại học, cao đẳng không hẳn là con đường duy nhất để dẫn bạn đến với thành công. Nếu bạn biết tận dụng tốt những cơ hội, xây dựng tốt đam mê, chuẩn bị thật tốt lòng quyết tâm và cam đảm. Bạn có thể vượt qua được những thử thách trong cuộc sống. Điều đó có thể mang bạn đến với thành công

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chọn nghề theo đam mê hay đuổi theo "mốt thời thượng"

Những lý do nên lựa chọn học nghề sửa chữa điện lạnh